Cảm biến tải trọng thủy lực Cảm biến tải trọng

Các cảm biến tải trọng thủy lực sử dụng một piston và xy-lanh thông thường và phối hợp với piston được đặt trong một màng đàn hồi mỏng. Piston không thực sự tiếp xúc với cảm biến tải trọng. Các điểm dừng cơ học được đặt để ngăn chặn sự căng quá tải của màng đàn hồi khi tải vượt quá giới hạn nhất định. Cảm biến tải trọng loại này được đồ đầy dầu. Khi tải được đặt lên trên piston, chuyển động của piston và màng dẫn đến sự gia tăng áp suất dầu. Áp lực này sau đó được truyền đến một đồng hồ đo áp suất thủy lực thông qua một ống cao áp lực cao.[8] Ống Bourdon của đồng hồ cảm nhận áp lực và hiển thị lên trên mặt đồng hồ. Bởi vì cảm biến này không có các thành phần điện, nó trở thành lý tưởng để sử dụng trong các khu vực nguy hiểm.[9] Các ứng dụng cảm biến tải trọng thủy lực điển hình bao gồm cân bình chứa, thùng, và phễu.[10] Ví dụ, một cảm biến tải trọng thủy lực sẽ vô can với điện áp thoáng qua (sét đánh) vì vậy loại cảm biến tải trọng này có thể là một thiết bị hiệu quả hơn trong các môi trường ngoài trời. Công nghệ này đắt hơn các loại cảm biến tải trọng khác. Nó là một công nghệ tốn kém và do đó không thể cạnh tranh hiệu quả về kinh tế.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cảm biến tải trọng http://www.aicpl.com/brochures/loadapp.pdf http://www.cardinalscale.com/wp-content/uploads/20... http://www.centralcarolinascale.com/hydraulic-load... http://www.emerywinslow.com/technology.html http://www.maritimejournal.com/features101/vessel-... http://www.seg.com/documents/Load%20Cells/Type%20K... http://archives.sensorsmag.com/articles/0500/52/ http://www.transducertechniques.com/wheatstone-bri... http://www.vishaypg.com/docs/11866/vpg-01.pdf http://www.aandd.jp/products/weighing/loadcell/int...